Chúng ta thường hay nhắc tới các vấn đề về ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường đất, nước… Nhưng đa số đều không biết rằng ánh sáng xung quanh chúng ta cũng có thể bị ô nhiễm. Vậy ô nhiễm ánh sáng là gì? Có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng ô nhiễm ánh sáng? Ô nhiễm ánh sáng tác động đến con người và sinh vật ra sao và biện pháp khắc phục như thế nào. Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.
Ô nhiễm ánh sáng là gì?
Tình trạng ô nhiễm ánh sáng là việc sử dụng ánh sáng quá mức cần thiết, hoặc việc chiếu sáng không đúng. Đặc biệt là trong chiếu sáng công cộng, gây ra hiện tượng chói lóa, chiếu vào nhà dân và làm sáng bầu trời đêm… được gọi là ô nhiễm ánh sáng.
Một số định nghĩa khác về ô nhiễm ánh sáng
– Ô nhiễm ánh sáng là sự hiện diện của ánh sáng nhân tạo trong điều kiện tối, gây ra sự khó chịu do cong người sử dụng không đúng cách hoạt quá mức.
– Ô nhiễm ánh sáng chính là mặt trái của nền văn minh công nghiệp. Nguyên nhân là từ việc thiết kế ánh sáng bên trong và ngoài tòa nhà, quảng cáo, văn phòng, trung tâm thương mại, nhà máy, đèn đường và các khu vực thể thao.
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm ánh sáng
Tình trạng ô nhiễm nguồn sáng phát sinh từ trong quá trình sinh hoạt, các hoạt động sản xuất kinh tế của con người. Điển hình như:
– Thường xuyên bật các thiết bị chiếu sáng khi không có nhu cầu sử dụng
– Sử dụng quá nhiều nguồn sáng trong cùng 1 khu vực
– Sử dụng thiết bị chiếu sáng không phù hợp khiến ánh sáng không tập trung vào khu vực mà bạn cần đến. Dẫn đến việc phải tăng mức năng lượng lên quá giới hạn cho phép trong việc chiếu sáng.
– Lắp đặt thiết bị chiếu sáng chưa đúng, chưa hợp lý dẫn đến việc sử dụng nhiều năng lượng quá mức cần thiết
– Duy trì ánh sáng không hợp lý gây lãng phí nguồn ánh sáng và tăng chi phí năng lượng.
Phân loại ô nhiễm ánh sáng
– Ánh sáng xâm nhập: Là những ánh sáng xuất hiện ở các khu vực không cần thiết và người ở đó không mong muốn có những ánh sáng này.
– Lạm dụng ánh sáng: Là việc sử dụng lượng ánh sáng quá mức cần thiết, ánh sáng sử dụng không có mục đích.
– Ánh sáng chói: Ánh sáng chói là hệ quả đối lập giữa vùng sáng và vùng tối trong tầm nhìn của con người. Nó gây khó chịu cho thị giác và khiến mắt người cảm thấy khó khăn trong việc nhận dạng các sự vật trong ánh sáng. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho người tham gia giao thông vì không thể quan sát chính xác được đường đi, các phương tiện giao thông xung quanh, vật cản trên đường,….
– Ánh sáng lộn xộn: Là nhóm ánh sáng không có hướng xác định, đan xen nhau, phát tán lộn xộn.
– Ánh sáng chiếm dụng bầu trời đêm: Là các quầng sáng, vùng sáng hay chính là độ chói của bầu trời đêm tại các khu vực dân cư, đô thị.
Các tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Tình trạng ô nhiễm ánh sáng kéo dài sẽ gây ra những tác hại dưới đây:
Lãng phí năng lượng
Để chiếu sáng, các thiết bị đèn điện cần sử dụng năng lượng và chúng ta sẽ lãng phí nguồn năng lượng này với lượng ánh sáng không cần thiết.
Tại Mỹ, trung bình mỗi năm tiêu tốn khoảng 120 terawatt/h năng lượng để cung cấp cho hệ thống đèn đường. Chủ yếu là để thắp sáng đường phố và bãi đỗ xe. Theo nghiên cứu của IDA thì có tối thiểu 30% tổng lượng ánh sáng ngoài trời bị lãng phí do ánh sáng không được che chắn. Điều đó làm tăng thêm 3,3 tỷ đô la mỗi năm.
Ảnh hưởng tới việc quan sát thiên văn
Tại các khu đô thị, ô nhiễm ánh sáng là nguyên nhân khiến người dân hầu như không thể nhìn thấy các ngôi sao trên trời đêm. Ngoại trừ mặt trăng và một số ngôi sao sáng gần trái đất.
Phá vỡ hệ sinh thái, ảnh hưởng đến động vật hoang dã
Chu kỳ sáng, tối có tác động lớn đến các hoạt động duy trì sự sống của các loài động, thực vật. Điển hình như quá trình sinh sản, hấp thu dinh dưỡng, ăn, ngủ, né tránh kẻ săn mồi… Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có tác động tiêu cực và gây chết đối với nhiều loài lưỡng cư, chim, động vật có vú, côn trùng, thực vật…
Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người
– Lạm dụng quá nhiều ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể gây hại cho sức khỏe con người. Ví dụ như gia tăng nguy cơ béo phì, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, tiểu đường, ung thư, căng thẳng, phiền muộn lo âu và suy giảm chức năng sinh sản…
– Gây rối loạn nhịp sinh học – Tác hại của ô nhiễm ánh sáng là gì
Cơ thể con người chúng ta sản xuất hormone melatonin để đáp ứng với nhịp sinh học. Hormone này có tác dụng chống oxy hóa, gây ngủ, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol trong máu. Nó còn tác động đến hoạt động của tuyến giáp, tuyến tụy, buồng trứng, tinh hoàn và tuyến thượng thận. Nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm. Quá trình sản xuất melatonin sẽ bị ngăn chặn và chu kỳ nhịp sinh học (đồng hồ sinh học) của con người bị phá vỡ.
– Làm giảm thị lực của mắt người
Ô nhiễm nguồn sáng khiến cho độ tương phản bị suy giảm, khả năng nhìn thấy của mắt người vào ban đêm cũng bị giới hạn. Đối với những người mắt đã lão hóa thì sự ảnh hưởng này càng nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, hầu hết các ánh sáng từ đèn Led, tivi, máy tính, điện thoại… đều là ánh sáng xanh. Vậy nên khi tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm sẽ rất nguy hại cho con người và mắt.
Cách khắc phục tình trạng ô nhiễm ánh sáng
Để giúp nguồn sáng luôn được đảm bảo tốt nhất, phục vụ hiệu quả cho đời sống sinh hoạt, công việc, sản xuất và đặc biệt là không gây hại cho sức khỏe con người. Bạn cần nắm được các biện pháp để khắc phục được tình trạng ô nhiễm ánh sáng ở dưới đây:
– Sử dụng nguồn ánh sáng vừa đủ với yêu cầu về độ sáng, tránh lãng phí.
– Cải tiến thiết bị chiếu sáng cho phù hợp với nơi cần , nên tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết.
– Đánh giá lại các hệ thống chiếu sáng đang sử dụng và nếu nó không phù hợp thì cần thiết kế lại.
– Lựa chọn các loại đèn chiếu sáng có bước sóng ít, đèn tiết kiệm năng lượng.
– Tắt hết các thiết bị chiếu sáng khi không sử dụng đến.
– Giảm thiểu ánh sáng xanh bằng cách sử dụng các nguồn sáng có nhiệt độ màu thấp, vì ánh sáng của chúng không có ánh sáng xanh, do đó ít gây hại cho con người và môi trường.
– Giảm độ chói bằng cách sử dụng vừa đủ số lượng đèn, đồng thời chọn loại đèn phù hợp với yêu cầu công việc và không gian.
– Hạn chế sử dụng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm.
Kiểm tra chất lượng nguồn sáng bằng máy đo ánh sáng
Sau khi biết được khái niệm cũng như tác hại của ô nhiễm ánh sáng là gì cho thấy, việc kiểm soát chất lượng nguồn sáng là điều quan trọng. Để đo lường được cường độ ánh sáng trong môi trường, bạn cần sử dụng tới các thiết bị máy đo độ sáng chuyên dụng.
Đây là thiết bị dùng để kiểm tra cường độ ánh sáng bằng bộ cảm biến bên ngoài cho phép người dùng đo đơn lẻ hoặc đo cùng lúc nhiều giá trị tham chiếu được xác định từ trước. Nó được thiết kế nổi trội với các bộ cảm ứng có khả năng thu nhận và phân tích nồng độ tia cực tím gây hại đến con người có trong ánh sáng.
>> Có thể bạn quan tâm
- Làm thế nào chọn được máy đo Lux (cường độ ánh sáng) phù hợp?
- Cách sử dụng máy đo cường độ ánh sáng đơn giản đảm bảo chính xác
TKTech – Địa chỉ cung cấp máy đo chất lượng ánh sáng chính hãng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm máy đo cường độ sáng ra đời đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau của khách hàng. Bạn có thể tham khảo một vài sản phẩm chất lượng đang có tại cửa hàng thiết bị đo lường chuyên dụng TKTech như:
– Máy đo cường độ ánh sáng – Extech
– Máy đo cường độ ánh sáng – Testo
– Máy đo cường độ ánh sáng – Kyoritsu
– Máy đo cường độ ánh sáng Lux…
Liên hệ ngay với qua hotline 028. 668 357 66 để được tư vấn và tìm hiểu thông tin về máy đo ánh sáng chính hãng, chất lượng cao cùng giá cả hợp. Từ đó sẽ giúp bạn đo lường giá trị độ sáng phù hợp với môi trường sống, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm ánh sáng là gì một cách hiệu quả nhất.