Độ ẩm của đất là yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì vậy, việc đo lường và duy trì độ ẩm của đất đúng cách giúp cây hấp thụ nước hiệu quả, tránh tình trạng khô hạn hoặc úng nước. Có nhiều phương pháp để kiểm tra độ ẩm, từ quan sát trực quan đến sử dụng thiết bị hiện đại. TKTECH sẽ giới thiệu những cách đo lường chính xác và giải pháp duy trì độ ẩm tối ưu cho đất trồng.
Độ ẩm đất ảnh hưởng đến sự phát triển của cây như thế nào?

Độ ẩm đất đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của cây. Khi đất quá khô, cây không nhận đủ nước, gây mất nước, héo úa, làm chậm quá trình phát triển. Ngược lại, đất quá ẩm ngăn cản không khí lưu thông, khiến rễ thiếu oxy, dễ bị thối và suy yếu. Cả hai tình trạng này đều ảnh hưởng tiêu cực đến cây trồng.
Vì vậy, đo lường và duy trì độ ẩm của đất phù hợp sẽ giúp cây hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả, phát triển khỏe mạnh và bền vững. Theo khuyến nghị của bộ nông nghiệp, Độ ẩm đất thích hợp cho cây trồng phụ thuộc vào từng loại cây và loại đất cụ thể:
- Cây trồng phổ biến (rau, lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp): Độ ẩm đất thích hợp thường nằm trong khoảng 60% – 80% độ ẩm bão hòa.
- Cây ưa nước (lúa, rau muống, cây thủy sinh): Cần độ ẩm đất cao, khoảng 70% – 90%.
- Cây chịu hạn (xương rồng, nha đam, cây thuốc lá, cây trồng ở vùng khô hạn): Chỉ cần 30% – 50%.
- Cây trồng trong chậu, vườn nhà: Thường duy trì độ ẩm ở mức 50% – 70% để tránh úng hoặc khô hạn.
Xem thêm: Cảm biến độ ẩm đất – Theo dõi môi trường đất toàn diện
Tổng hợp các cách đo lường độ ẩm đất chính xác nhất
Sau đây là ba phương pháp giúp đo lường độ ẩm của đất chính xác nhất để hỗ trợ bà con trong việc phát triển cây trồng tối ưu:
Phương pháp quan sát

Đo lường và duy trì độ ẩm của đất bằng phương pháp quan sát chính là dựa trên màu sắc, kết cấu đất và tình trạng sinh trưởng của cây.
– Màu sắc đất: Đất ẩm có màu sẫm hơn (nâu sẫm đến đen), trong khi đất khô nhạt hơn (vàng hoặc trắng xám). Tuy nhiên, màu sắc tự nhiên của đất cũng ảnh hưởng đến độ chính xác, nên cần kết hợp với các phương pháp khác.
– Cảm giác kết cấu: Dùng ngón tay chạm vào đất, nếu cảm thấy mịn và hơi dính, đất có độ ẩm tốt. Nếu đất tơi xốp, khó nén lại, tức là đất khô. Khi ấn sâu xuống khoảng 5cm, nếu đất vẫn ẩm mà không quá bết dính, độ ẩm phù hợp.
– Tình trạng cây trồng: Lá héo, vàng hoặc rũ xuống cho thấy đất quá khô. Ngược lại, cây xanh tốt nhưng không phát triển mạnh có thể do đất quá ẩm, gây thiếu oxy cho rễ.
Phương pháp cân

Phương pháp đo lường và duy trì độ ẩm của đất này dựa trên sự chênh lệch trọng lượng giữa đất khô và đất ướt để tính toán độ ẩm.
Bước 1: Chuẩn bị cân kỹ thuật số và vật chứa sạch.
Bước 2: Lấy mẫu và tiến hành cân trọng lượng đất trước khi sấy khô (trọng lượng ướt).
Bước 3: Sấy khô bằng cách để đất khô tự nhiên hoặc sấy bằng nhiệt cho đến khi hơi ẩm bay hết.
Bước 4: Cân lại để xác định trọng lượng sau khi đất khô hoàn toàn.
Bước 5: Tính toán độ ẩm của đất dựa theo công thức: Độ ẩm đất (%) = [(trọng lượng ướt – trọng lượng khô) / trọng lượng khô] × 100.
Phương pháp đo độ ẩm đất này có độ chính xác cao nhưng tốn thời gian. Vậy nên nó các kỹ thuật viên thường kết hợp với quan sát để tối ưu hiệu quả.
Cảm biến độ ẩm đất

Các loại cảm biến hiện đại giúp đo lường và duy trì độ ẩm của đất một cách nhanh chóng, chính xác bằng cách đo độ dẫn điện hoặc điện trở suất của đất. Tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân và ngân sách, bạn có thể chọn loại máy đo độ ẩm đất phù hợp với mình:
– Máy đo cầm tay: Dùng cho cây trồng nhỏ, vườn nhà. Ví dụ: Máy đo pH/độ ẩm đất Takemura DM-15.
– Cảm biến tự động: Hỗ trợ hệ thống tưới tiêu.
– Cảm biến đo độ sâu: Theo dõi độ ẩm ở nhiều tầng đất.
– Thiết bị chuyên dụng: Máy đo độ căng đất, máy đo pH đất hoặc cảm biến đo độ ẩm đất 4 trong 1. Ví dụ: Máy đo pH đất Hanna HI99121.
Hướng dẫn sử dụng máy đo độ ẩm đất: Đặt đầu dò vào đất ở độ sâu phù hợp (5-10 cm), đợi kết quả ổn định rồi ghi nhận dữ liệu. Các thiết bị đo độ ẩm và pH đất sẽ có thang đo khác nhau, bạn nên cần tham khảo hướng dẫn để hiểu giá trị đo lường.
Lưu ý khi sử dụng: Loại đất, nhiệt độ và độ sâu cảm biến có thể ảnh hưởng đến độ chính xác. Để đảm bảo kết quả đúng, bạn cần duy trì điều kiện đo độ ẩm đất nhất quán.
So sánh các phương pháp đo lường độ ẩm đất
Dưới đây là bảng so sánh các phương pháp giúp người dùng dễ dàng lựa chọn phương pháp đo lường và duy trì độ ẩm của đất phù hợp:
Tiêu chí | Phương pháp quan sát | Phương pháp cân | Cảm biến đo độ ẩm đất |
Độ chính xác | Thấp (chỉ mang tính ước lượng). | Cao (cho kết quả chính xác). | Rất cao (đo trực tiếp bằng công nghệ). |
Tốc độ đo lường | Nhanh, có thể đánh giá ngay. | Chậm, mất thời gian sấy khô. | Rất nhanh, có kết quả tức thì. |
Dễ thực hiện | Dễ, không cần dụng cụ. | Phức tạp hơn, cần cân và quy trình sấy. | Dễ, chỉ cần cắm cảm biến vào đất. |
Chi phí | Miễn phí | Thấp (cân và dụng cụ đơn giản) | Trung bình – cao (tuỳ thuộc vào loại cảm biến) |
Ứng dụng thực tế | Quan sát và kiểm tra sơ bộ cây trồng hàng ngày. | Kiểm nghiệm độ ẩm đất trong nghiên cứu hoặc thử nghiệm. | Sử dụng trong nông nghiệp, vườn cây, hệ thống tưới tự động… |
Hạn chế | Kém chính xác, phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng người. | Mất nhiều thời gian, không phù hợp để đo nhanh. | Chi phí có thể cao, cần hiệu chuẩn đúng. |
Các biện pháp giúp duy trì độ ẩm của đất tốt nhất
Việc áp dụng các biện pháp này sẽ giúp đất duy trì độ ẩm hợp lý cho từng loại đất trồng, tạo điều kiện tối ưu cho cây trồng phát triển và đạt năng suất tốt nhất có thể. Bao gồm:
Giải pháp cho đất quá ướt

Đất bị ướt quá không phải là điều kiện lý tưởng cho một số loại cây trồng, vì thế bạn cần thực hiện các công tác dưới đây để đo lường và duy trì độ ẩm của đất:
- Ngưng tưới nước: Hạn chế cung cấp thêm nước để tránh làm cây bị úng.
- Cải thiện thoát nước: Bổ sung chất hữu cơ như than củi, đá trân châu giúp đất tơi xốp, thấm hút tốt hơn.
- Tăng cường thông gió & ánh sáng: Đối với cây trong chậu hoặc nhà kính, cần đặt ở nơi thông thoáng để đẩy nhanh quá trình bốc hơi nước.
- Xới đất nhẹ nhàng: Nới lỏng đất giúp không khí lưu thông, hỗ trợ rễ cây hô hấp tốt hơn.
Giải pháp cho đất quá khô

Việc đo lường và duy trì độ ẩm của đất trong trường hợp đất có dấu hiệu quá khô là điều vô cùng quan trọng, cụ thể:
- Tưới nước đúng cách: Sử dụng tưới nhỏ giọt hoặc phun sương để nước thấm đều vào đất. Điều chỉnh lượng nước theo nhu cầu cây trồng và điều kiện thời tiết.
- Kiểm tra độ ẩm nhanh chóng: Nặn đất thành viên tròn và thả từ độ cao ngang ngực: Nếu viên đất không vỡ → Độ ẩm cao, không cần tưới. Nếu vỡ từng phần → Độ ẩm lý tưởng. Nếu đất không kết dính → Thiếu nước, cần tưới ngay.
Biện pháp duy trì độ ẩm ổn định cho đất
Nhằm giúp đo lường và duy trì độ ẩm của đất ổn định, bạn cần áp dụng các phương pháp như sau:
- Thêm lớp phủ: Dùng rơm rạ, lá khô hoặc màng phủ để giảm bốc hơi nước, đặc biệt vào mùa nóng.
- Cải tạo đất: Bổ sung phân hữu cơ, mùn lá hoặc than bùn giúp đất giữ nước tốt hơn. Cân bằng tỷ lệ cát và đất sét để điều chỉnh độ thấm hút.
- Tưới nước vào thời điểm thích hợp: Tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối để giảm hao hụt nước do bay hơi.
- Sử dụng chất giữ ẩm: Các hạt tinh thể hoặc đất sét tự nhiên có thể hấp thụ nước và giải phóng dần, duy trì độ ẩm đất ổn định.
Việc đo lường và duy trì độ ẩm của đất là yếu tố quan trọng giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, tối ưu năng suất và bảo vệ môi trường đất. Bằng cách áp dụng các phương pháp đo độ ẩm phù hợp và thực hiện các biện pháp cải thiện độ ẩm hiệu quả, bạn có thể kiểm soát tình trạng đất tốt hơn, tránh hiện tượng khô hạn hoặc úng nước.
Nếu bạn muốn tìm mua máy đo độ ẩm đất, máy đo pH đất chất lượng, giá thành hợp lý, vui lòng liên hệ CÔNG TY TNHH TM DV CÔNG NGHỆ TK (TKTECH) qua số điện thoại 094 777 888 4 để được tư vấn chi tiết.