Hiển thị tất cả 15 kết quả

Hiển thị tất cả 15 kết quả

Máy đo độ nhám bề mặt, thiết bị đo độ nhám – Roughness Tester

Độ nhám, độ bóng, độ nhẵn mịn của bề mặt sau khi hoàn thành gia công rất quan trọng để đánh giá chính xác chất lượng sản phẩm. Để kiểm tra chỉ số độ nhám thì phải sử dụng các loại máy đo độ nhám bề mặt chất lượng. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thiết bị quan trọng này.

Độ nhám là gì?

Do-nham-be-mat-la-gi
Độ nhám bề mặt là gì

Độ bóng hay độ nhám là mức độ phản quang của một bề mặt khi chúng được tiếp xúc với nguồn ánh sáng. Độ nhám được xác định bằng cách sử dụng một tia sáng chiều lên bề mặt vật liệu với một góc nghiêng so với góc thẳng 90 độ. Khi đó, bề mặt được tiếp xúc với ánh sáng sẽ có độ độ phản quang cũng đạt 90 độ thì tỷ lệ phản quang sẽ là 100%. Độ nhám được tính theo phần trăm, độ phản quang càng thấp thì độ bóng sẽ càng ít.

Độ nhám được coi là một yếu tố quan trọng của bề mặt vật liệu vì nó ảnh hưởng đến hình dạng, thẩm mỹ của sản phẩm. Do đó, phải kiểm tra chỉ số này bằng máy đo độ nhám vật liệu để xác định được chất lượng của sản phẩm.

Tiêu chuẩn độ nhám kim loại

Tiêu chuẩn về độ nhám được được giá thông qua những 2 tiêu chí chính là:

– Ra chỉ độ sai lệch trung bình, đơn vị là µm

Độ nhám bề mặt được quy định bằng chỉ số Ra theo các cấp độ 5 đến cấp 11. Bạn có thể tham khảo: Bảng tiêu chuẩn độ nhám cho từng chất lượng bề mặt.

Bang-tieu-chuan-do-nham
Bảng tiêu chuẩn độ nhám

Trong đó:

– Cấp siêu chính xác được quy định từ cấp 01 ÷ cấp 1

– Cấp độ chính xác cao được quy định từ cấp  1 ÷ 5.

– Cấp độ chính xác thường được quy định từ 6 ÷ 11.

>> Có thể bạn quan tâm

Vì sao cần phải đo độ nhám của bề mặt?

May-do-do-nham-la-thiet-bi-quan-trong
Máy đo độ nhám là thiết bị quan trọng

Bề mặt chi tiết sau khi đã được gia công không bằng phẳng một cách lý tưởng mà sẽ có những mấp mô. Đó là kết quả cho quá trình biến dạng dẻo của lớp bề mặt chi tiết khi cắt gọt các lớp kim loại. Nhám bề mặt chất liệu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng làm việc của chi tiết máy. Nó có thể gây hư hỏng và phá hủy cơ cấu máy. Ngược lại, tỉ lệ nhám càng nhỏ thì bề mặt càng nhẵn, khả năng chống lại sự ăn mòn càng tốt.

Vì vậy việc sử dụng máy đo độ nhám bề mặt vật liệu để kiểm tra độ nhẵn bề mặt là rất quan trọng trước khi chúng ta hoàn thành một sản phẩm và đưa chúng ra thị trường.

Khái niệm máy đo độ nhám là gì?

May-do-do-nham-kim-loai
Máy đo độ nhám kim loại

Thiết bị này có khả năng đo chiều sâu độ nhám (Rz), các giá trị độ nhám trung bình (Ra) bằng đơn vị micromet hoặc micron (mm). Việc đo độ nhám của bề mặt vật liệu liên quan đến việc áp dụng một bộ lọc nhám sao cho phù hợp với tiêu chuẩn của bề mặt kết cấu, thông số kỹ thuật để hoàn thiện bề mặt.

Ngày nay, nhờ có các thiết bị đo độ nhám bề mặt giúp xác định một cách nhanh chóng và chính xác kết cấu bề mặt hoặc độ nhám bề mặt của vật liệu. Đánh giá nhanh chóng độ trơn mịn của vật liệu bề mặt để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục tốt nhất.

Cấu tạo của máy đo độ nhám bề mặt

Một thiết bị đo độ nhám thường có cấu tạo bao gồm các bộ phận chính sau:

– Đầu đo: gắn liền với thân máy. Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bề mặt chi tiết cần đo để có thể ghi lại những sai lệch trên bề mặt. Đầu đo của thiết bị thường bao gồm một đầu nhọn tìm dò, gắn trên đầu của một con trượt di động. Hình dạng lý tưởng của đầu nhọn tìm dò là một hình côn (60° hoặc 90°) với đỉnh tròn có bán kính r ở mức µm.

– Thân máy: bao gồm các cơ cấu dẫn hướng điều chỉnh đầu đo, cảm biến nhận và xử lý các tín hiệu từ đầu dò.

Phần thân của máy đo độ nhám thường có một hệ thống tìm dò với mặt chuẩn, bao gồm một thanh dẫn hướng rất chính xác. Trong hệ thống dẫn tiến tạo thành mặt chuẩn, qua việc điều chỉnh độ nghiêng, mặt chuẩn được điều chỉnh song song so với bề mặt của chi tiết cần đo.

Qua chuyển động tương đối của đầu tìm dò so với mặt chuẩn, người ta có thể đo tất cả các thông số độ nhám, độ sóng và các thành phần của sự sai lệch hình dạng.

– Màn hình hiển thị: thể hiện các thông số kết quả đo được về mức độ nhám của bề mặt chi tiết.

Phan-loai-may-do-do-nham-be-mat
Phân loại máy đo độ nhám bề mặt

Nguyên lý hoạt động của máy đo độ nhám bề mặt

Để thực hiện phép đo độ nhám của các bề mặt, bộ phần đầu đo sẽ di chuyển ngang qua bề mặt chi tiết với tốc độ chậm không đổi. Khi đó, đầu đo cũng sẽ di chuyển lên xuống theo chiều dọc, áp sát và chép định hình theo biên dạng của bề mặt chi tiết. Chuyển động dọc được chuyển đổi thành tín hiệu điện tử thể hiện giá trị độ nhám trung bình hoặc biên dạng bề mặt chi tiết.

Trên thiết bị này sẽ sử dụng một mặt chuẩn làm tham chiếu để so sánh với độ lệch đo được. Đầu ra là một biểu đồ đường viền (đường bao) bề mặt dọc theo đường ngang của đầu đo. Sau khi đo đạc, thiết bị cũng sẽ tính toán giá trị độ nhám trung bình Ra. Giá trượt hay thanh dẫn hướng giúp thiết lập mặt phẳng tham chiếu danh nghĩa. Các giá trượt này hoạt động như một màng lọc cơ học để làm giảm ảnh hưởng của độ gợn sóng trên bề mặt.

Phân loại thiết bị đo độ nhám bề mặt

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy đo độ nhám bề mặt khác nhau về thương hiệu, kiểu dáng, hình thức đo. Tuy nhiên, thiết bị này được phân loại theo góc đo để người dùng dễ dàng chọn được một máy đo phù hợp với yêu cầu về mức độ bóng vật liệu. Cụ thể:

– Máy đo độ bóng góc 20°: đây là những thiết bị đo có góc chiếu sáng là 20° để có thể đo được các vật liệu có độ bóng bề mặt cao và mức độ bóng cao nhất.

– Máy đo độ bóng góc 60°: loại máy này được sử dụng để đo được các vật liệu có độ bóng trung bình.

– Máy đo độ bóng góc 85°: đây chính là những loại máy đo được dùng để đo được những vật liệu độ bóng bề mặt thấp và mức độ bóng ở mức thấp.

Thiet-bi-do-do-nham-cho-nhieu-be-mat
Thiết bị đo độ nhám cho nhiều bề mặt

Ngoài ra, người dùng cũng có thể áp dụng các loại máy đo độ nhám đa năng có thể đo được các góc 20°, 60° hay 85° dễ dàng. Những thiết bị đo này giúp người dùng tiết kiệm được chi phí và sử dụng một cách linh hoạt trong nhiều trường hợp.

Hướng dẫn sử dụng máy đo độ nhám bề mặt đúng cách

Đây là thiết bị đo hiện đại với công nghệ tiên tiến, cấu tạo đơn giản nên bạn cũng có thể sử dụng và thao tác một cách dễ dàng. Sau đây là các bước sử dụng thiết bị để đo độ nhám bề mặt hiệu quả:

Bước 1: Chuẩn bị thiết bị và kiểm tra máy đo độ nhám trước khi sử dụng. Người dùng cần phải xác định được vật liệu cần đo và yêu cầu về độ nhám.

Bước 2: Bắt đầu khởi động máy bằng cách nhấn nút nguồn trên máy.

Bước 3: Tiến hành cài đặt lại dải đo và góc đo của máy sao cho phù hợp với vật liệu cần đo.

Bước 4: Đặt đầu đo đến các vị trí cần đo để kết quả được nhanh chóng hiển thị trên màn hình.

Bước 5: Đọc kết quả đo và ghi lại nếu muốn, đồng thời có thể nhấn vào nút Hold để giữ lại kết quả đo và nhấn nút Hold thêm lần nữa để máy được trở về mặc định.

Huong-dan-su-dung-may-do-do-nham-hieu-qua
Hướng dẫn sử dụng máy đo độ nhám hiệu quả

Với mỗi dòng máy đo độ nhám khác nhau sẽ có cách hiệu chuẩn cũng như các nút cài đặt đơn vị đo khác nhau. Người dùng có thể tham khảo các cách sử dụng được đi kèm theo mỗi máy đo.

Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về tiêu chuẩn độ nhám bề mặt cũng như đặc điểm của các thiết bị đo độ nhám. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều máy đo độ nhám bề mặt khác nhau và đang được sử dụng phổ biến. Sau đây là một số sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín, chất lượng đảm bảo được cung cấp bởi TKTECH bạn có thể tham khảo:

(8) Liên hệ
(11) Liên hệ
(4) Liên hệ
(6) Liên hệ
(11) Liên hệ
(7) Liên hệ
(13) Liên hệ
(9) Liên hệ
(7) Liên hệ
(8) Liên hệ
(8) Liên hệ
(12) Liên hệ
(8) Liên hệ
(12) Liên hệ
(6) Liên hệ