Không gian hạn chế là gì? Nồng độ oxy an toàn làm việc trong không gian hạn chế

Không gian hạn chế là gì được rất nhiều người thắc mắc hiện nay bởi đây là một khái niệm rất quan trọng trong các công việc liên quan đến vệ sinh, bảo trì và sửa chữa.Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về loại không gian kín này để biết nồng độ oxy an toàn làm việc trong không gian hạn chế là bao nhiêu. Từ đó nắm được những rủi ro và biện pháp để làm việc an toàn khi ở trong không gian kín.

Khái niệm không gian hạn chế là gì?

Không gian hạn chế là gì
Không gian hạn chế là gì

Một không gian được coi là hạn chế khi không gian đó có đầy đủ các đặc điểm sau:

– Đủ lớn để chứa người lao động làm việc

– Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên

– Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại

– Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau: Hạn chế về không gian, vị trí làm việc; Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài; Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm).

Những mối nguy hiểm khi làm việc trong không gian hạn chế

Trước khi tìm hiểu về nồng độ oxy an toàn làm việc trong không gian hạn chế, bạn cần biết những nguy hiểm tiềm ẩn trong khu vực này là gì. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong không gian hạn chế là những yếu tố có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính) cho con người nếu vào bên trong không gian đó. Bao gồm:

– Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích bên trong không gian hạn chế)

– Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi)

– Hóa chất có khả năng gây ra phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da

– Các chất dễ cháy nổ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ

– Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vào không gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong, do biện pháp ngăn cách, cô lập không đảm bảo.

Những nguy hiểm khi làm việc trong không gian kín
Những nguy hiểm khi làm việc trong không gian kín

Một số tiềm ẩn nguy hiểm khác trong không gian hạn chế

– Tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép

– Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi gây va đập, thương tích cho người bên trong không gian hạn chế

– Bức xạ tử ngoại, Bức xạ tia X, Bức xạ ion hóa

– Các phần tử mang điện, nguồn điện thiếu kiểm soát dẫn đến điện giật

– Khả năng nhìn của người lao động bị hạn chế

– Biến dạng không gian gây mất an toàn

– Vi sinh vật có hại.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn làm việc trong không gian hạn chế, nhân viên và công nhân cần phải tuân thủ các quy định an toàn lao động. Bên cạnh đó cần có sự giám sát, kiểm soát nghiêm ngặt và đào tạo cho các nhân viên liên quan.

Nồng độ oxy an toàn làm việc trong không gian hạn chế là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào kích thước và thông gió của không gian đó mà nồng độ oxy trong không gian kín có thể thay đổi để phù hợp. Theo như các chuyên gia khuyến cáo, nồng độ oxy trong không gian hạn chế không nên giảm dưới mức 19,5%. Đồng thời nồng độ khí cacbonic (CO2) cũng không nên vượt quá mức 0,5%. Chỉ khi đáp ứng tiêu chuẩn này thì mới có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người.

Nồng độ oxy trong không gian hạn chế đạt chuẩn là mấy
Nồng độ oxy trong không gian hạn chế đạt chuẩn là mấy

Những vấn đề cần lưu ý khi làm việc trong không gian hạn chế là gì?

Làm việc trong không gian hạn chế quả thực là một thử thách lớn đối với công nhân và nhân viên kỹ thuật. Vậy nên để đảm bảo an toàn cho bản thân và đồng nghiệp, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây trước khi bước vào làm việc trong không gian hạn chế:

Đánh giá rủi ro và lên kế hoạch cho các hoạt động liên quan

Các yếu tố cần xem xét bao gồm không gian, khí, điện, nước, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và âm thanh. Bạn có thể sử dụng một số thiết bị đo môi trường chuyên dụng như: máy đo khí, máy đo nhiệt độ độ ẩm, máy đo ánh sáng… để thực hiện nhiệm vụ này. Các thiết bị sẽ giúp đánh giá chính xác các yếu tố của môi trường trong không gian kín để đảm bảo an toàn.

Đảm bảo thông gió và độ ẩm đạt chuẩn – Nồng độ oxy an toàn làm việc trong không gian hạn chế 

Trong không gian hạn chế, khí oxy có thể giảm xuống đáng kể và gây nguy hiểm đến sức khỏe của nhân viên. Để đảm bảo an toàn, cần phải đảm bảo có đủ khí oxy và thông gió cho không gian làm việc. Đồng thời phải kiểm soát độ ẩm để tránh nguy cơ giảm độ ẩm.

Đảm bảo an toàn trong không gian hạn chế
Đảm bảo an toàn trong không gian hạn chế

Đảm bảo an toàn điện

Trong không gian hạn chế, việc sử dụng các thiết bị điện có thể gây nguy hiểm. Cần phải đảm bảo rằng các thiết bị được kiểm tra và bảo trì thường xuyên, và chỉ sử dụng các thiết bị an toàn được thiết kế đặc biệt cho làm việc trong không gian hạn chế.

Sử dụng thiết bị bảo vệ bảo hộ an toàn

Để đảm bảo an toàn cho nhân viên, cần phải sử dụng các thiết bị bảo hộ như mặt nạ, áo bảo hộ, găng tay, kính bảo hộ và giày bảo hộ. Những dụng cụ đồ nghề này sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro một cách đáng kể trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ.

Mặc dù nguy hiểm tiềm ẩn trong không gian hạn chế là khá nhiều nhưng nếu bạn tuân thủ đúng các quy trình an toàn, thực hiện đúng cách các biện pháp trên thì có thể làm việc hiệu quả, đảm bảo an toàn được cho bản thân và đồng nghiệp của mình.

Nồng độ oxy an toàn làm việc trong không gian hạn chế rất quan trọng

Như vậy bài viết đã giúp bạn hiểu được khái niệm không gian hạn chế là gì và những rủi ro tiềm ẩn khi làm việc trong đó. Mong rằng những ai làm việc trong không gian kín đều tuân thủ các quy định an toàn lao động để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng của mình cũng như đồng nghiệp. Đặc biệt là nắm được chỉ số nồng độ oxy an toàn làm việc trong không gian hạn chế để phát hiện những nguy hiểm.

Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý cũng cần có sự giám sát, kiểm soát nghiêm ngặt và đào tạo cho nhân viên về những vấn đề này để mang lại hiệu suất công việc tốt nhất, làm việc an toàn nhất. Nếu bạn cần đơn vị cung cấp các thiết bị đo môi trường chất lượng cao, giá cả hợp lý thì liên hệ ngay với TKTECH nhé!

Bài viết liên quan
may do do am mun cua(1)
Nếu muốn sản xuất giấy, đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp thì việc sử dụng máy đo độ ẩm dăm gỗ là việc rất quan trọng phải thực hiện. Việc đo độ ẩm mùn cưa sẽ giúp bạn biết chính xác xem độ ẩm đó đã đạt chuẩn hay…
thiet bi dinh vi a8
Với kích thước chỉ bằng một ngón tay, top 3 các thiết bị định vị nhỏ gọn mà bài viết giới thiệu sau đây cực kỳ hữu ích cho nhu cầu theo dõi của con người ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị…
testo 470
Máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc nào tốt nhất? Một trong những phương pháp đo tốc độ vòng quay được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó chính là đo không tiếp xúc. Chính vì vậy nên các dòng máy đo RPM sử dụng phương pháp…
nong dan thu hoach khom
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dứa cho mùa bội thu Dứa là một loại quả có hương vị thơm ngon, ngọt thanh và nhiều vitamin nên rất được yêu thích hiện nay. Dễ trồng, dễ chăm là thế nhưng nếu như không đảm bảo đúng kỹ thuật thì…