Sử dụng máy đo chất lượng không khí đúng cách giúp bạn theo dõi và đánh giá mức độ ô nhiễm không khí trong môi trường xung quanh. Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết thao tác với thiết bị này như thế nào để cho kết quả chính xác và nhanh chóng. Vậy thì ngay dưới đây, TKTECH hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng máy đo chất lượng không khí để giúp bạn tiến hành quy trình này một cách tốt nhất…
Cách sử dụng máy đo chất lượng không khí
Bước 1: Ngắt kết nối
Người dùng cần đảm bảo rằng máy đo đã được sạc đầy pin hoặc kết nối với nguồn điện (nếu dùng điện trực tiếp). Nếu thiết bị sử dụng pin, hãy kiểm tra xem pin còn đủ không và thay thế khi cần thiết. Trước khi sử dụng, hãy lau sạch bề mặt máy và các cảm biến để đảm bảo kết quả đo được chính xác.
Bước 2: Chọn vị trí đặt máy đo
Hướng dẫn cách sử dụng máy đo chất lượng không khí có đem lại kết quả chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn vị trí đặt máy thích hợp:
- Đặt máy ở vị trí có lưu lượng không khí đều đặn, không bị cản trở bởi các vật cản như tường, rèm cửa, hoặc đồ nội thất.
- Không đặt máy gần bếp, nhà vệ sinh, cửa sổ mở, hoặc các nguồn có thể gây nhiễm như máy hút bụi, bếp gas, hay các thiết bị phát thải khác.
- Đặt máy ở độ cao từ 1.0 đến 1.5 mét so với mặt đất để phản ánh chính xác chất lượng không khí ở tầm thở của con người.
- Nếu muốn đo chất lượng không khí của một phòng, hãy đặt máy ở trung tâm phòng để có kết quả chính xác nhất.
Bước 3: Bật máy và cài đặt
Cách sử dụng máy đo chất lượng không khí cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần nhấn nút nguồn để bật máy, lúc này thiết bị sẽ bắt đầu khởi động và kiểm tra các cảm biến. Tiếp theo, người dùng cần tiến hành chọn đơn vị đo phù hợp (ví dụ: μg/m³, ppm). Một số máy đo có thể cho phép bạn cài đặt các thông số khác như thời gian cập nhật dữ liệu, ngưỡng cảnh báo…
Sau khi khởi động, cần đợi vài giây hoặc vài phút để các cảm biến trong máy ổn định trước khi bắt đầu đo. Một số máy đo chất lượng không khí có thể hiển thị thông báo khi đã sẵn sàng.
Bước 4: Đọc các chỉ số
Lúc này, các chỉ số như PM2.5, PM10, CO2, TVOC và HCHO sẽ được hiển thị trên màn hình máy. Người dùng có thể đọc và hiểu các chỉ số trên màn hình theo hướng dẫn của máy để đánh giá chất lượng không khí. Bao gồm:
PM2.5 và PM10
Đây là các chỉ số đo lượng hạt bụi mịn có kích thước nhỏ hơn 2.5 micromet và 10 micromet trong không khí. PM2.5 nguy hiểm hơn vì chúng có thể xâm nhập sâu vào phổi. Giá trị thấp là tốt, giá trị cao cho thấy không khí ô nhiễm.
Chỉ số PM2.5 và PM10 | 0 – 50 | Tốt |
51 – 100 | Trung bình | |
101 – 150 | Không tốt cho những người nhạy cảm | |
151 – 200 | Không tốt cho sức khỏe | |
201 – 300 | Rất không tốt cho sức khỏe | |
>301 | Nguy hại |
CO2 Carbon Dioxide)
Thiết bị có khả năng đo nồng độ khí CO2 trong không khí, phản ánh mức độ thông thoáng và sự hô hấp trong không gian kín. Chỉ số này được đánh giá theo các mức độ như sau:
Chỉ số CO2 | 400 – 1000 ppm | Bình thường |
1000 – 2000 ppm | Không gian cảm thấy ngột ngạt, cần thông gió | |
2000 – 5000 ppm | Mức nguy hiểm, có thể gây chóng mặt, buồn nôn |
TVOC (Total Volatile Organic Compounds)
Đây là khả năng đo nồng độ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, thường xuất hiện trong sơn, chất tẩy rửa, và các sản phẩm hóa học. Máy đo sẽ hiển các mức độ TVOC như:
Chỉ số TVOC |
<0.3 mg/m³ | Tốt |
0.3 – 0.5 mg/m³ | Chấp nhận được | |
0.5-1 mg/m³ | Ô nhiễm nhẹ | |
>1 mg/m³ | Ô nhiễm nặng |
HCHO (Formaldehyde)
Khả năng đo nồng độ formaldehyde, một chất gây ung thư có thể phát sinh từ đồ gỗ mới, vật liệu xây dựng. Chúng được thể hiện qua các mức như:
Chỉ số TVOC | <0.08 mg/m³ | Tốt |
0.08 – 0.1 mg/m³ | Trung bình | |
>0.1 mg/m³ | Nguy hiểm |
Dựa vào các chỉ số đo được, bạn có thể xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (ví dụ: bụi nhà, khói thuốc,hóa chất từ đồ dùng gia đình…). Áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng không khí như đã đề cập ở trên (thông gió, vệ sinh nhà cửa, sử dụng máy lọc không khí,…).
Cách vệ sinh và bảo quản máy đo
Trong phần hướng dẫn cách sử dụng máy đo chất lượng không khí thì không thể thiếu quy trình vệ sinh, bảo quản thiết bị. Sau khi sử dụng, bạn nhấn nút nguồn để tắt máy và tiến hành vệ sinh đúng cách theo các yêu cầu sau đây:
Vệ sinh bề mặt máy: Dùng khăn mềm, khô lau sạch bề mặt ngoài của máy. Tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh có thể làm hỏng máy. Sử dụng tăm bông khô hoặc hơi ẩm nhẹ nhàng lau sạch bề mặt cảm biến. Tuyệt đối không dùng nước trực tiếp để rửa cảm biến.
Làm sạch bộ lọc: Nếu máy có bộ lọc khí, hãy tháo ra và làm sạch định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bộ lọc bẩn có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo.
Kiểm tra pin: Đảm bảo máy luôn được cung cấp đủ năng lượng bằng cách kiểm tra và thay pin (nếu cần) hoặc sạc đầy pin đối với các máy sử dụng pin sạc.
Bảo quản nơi khô ráo: Đặt máy ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao khi không sử dụng. Điều này giúp bảo vệ các linh kiện điện tử bên trong.
Hiệu chuẩn định kỳ: Để duy trì độ chính xác của máy, hãy kiểm tra và hiệu chuẩn máy định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, hoặc gửi máy đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ.
Xem thêm: Hiệu chuẩn thiết bị đo lưu lượng khí gồm những gì?
Cách bảo dưỡng máy đo chất lượng không khí
Để giúp thiết bị hoạt động hiệu quả lâu dài, cho kết quả đo chính xác nhất thì người dùng cần tuân thủ những lưu ý quan trọng sau:
- Kiểm tra bộ lọc: Nếu máy có bộ lọc, hãy kiểm tra và thay thế bộ lọc theo định kỳ để đảm bảo kết quả đo luôn chính xác.
- Hiệu chuẩn máy: Để đảm bảo máy đo hoạt động chính xác, hãy thực hiện hiệu chuẩn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, hoặc gửi máy đến trung tâm bảo hành để kiểm tra định kỳ.
- Không để máy tiếp xúc với nước: Điều này có thể gây hư hỏng máy.
- Tránh va đập: Bảo quản máy ở nơi khô ráo, tránh va đập mạnh.
- Cập nhật phần mềm (nếu có): Nếu máy đo của bạn có thể kết nối với ứng dụng di động, hãy thường xuyên cập nhật phần mềm để có những tính năng mới và cải thiện hiệu suất.
- Nên kiểm tra máy đo định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bất thường như màn hình hiển thị lỗi, cảm biến không hoạt động, v.v. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, hãy liên hệ với nhà sản xuất để được hỗ trợ.
Với một chiếc máy đo chất lượng và một số kiến thức cơ bản, bạn hoàn toàn có thể tự mình theo dõi và cải thiện chất lượng không khí trong nhà, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Với những hướng dẫn trên, bạn đã có thể tự tin sử dụng máy đo chất lượng không khí để theo dõi và cải thiện môi trường sống của mình. Việc nắm vững cách sử dụng thiết bị này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình trước những tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí.