Hướng dẫn cách đo kiểm tra Mosfet đơn giản bằng đồng hồ vạn năng

Nếu bạn làm việc trong ngành kỹ thuật điện tử để đo dòng điện, điện áp lớn thì khá quen thuộc một thiết bị có tên Mosfet. Vậy mosfet là linh kiện có cấu tạo như thế nào và sử dụng ra sao? Cùng xem bài Hướng dẫn cách đo kiểm tra Mosfet đơn giản bằng đồng hồ vạn năng dưới đây để có thêm thông tin bổ ích nhé!

Mosfet-Transistor-hieu-ung-tu-truong-dac-biet
Mosfet – Transistor hiệu ứng từ trường đặc biệt

 

Mosfet là gì?

Mosfet (Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor) là một Transistor hiệu ứng từ trường đặc biệt. Loại này có cấu tạo và hoạt động khác so với Transistor thông thường được xây dựng dựa trên lớp chuyển tiếp Oxit kim loại và bán dẫn. Và nó hoạt động dựa trên hiệu ứng từ trường để tạo ra dòng điện. Mosfet là một linh kiện có trở kháng đầu vào lớn, thích hợp cho khuếch đại các nguồn tín hiệu yếu.

Mosfet có chân tương đương với Transistor: Chân G sẽ tương đương với B. Chân D sẽ tương đương với chân C. Và chân S tương đương với E

Đặc điểm cấu tạo – Cách đo kiểm tra Mosfet đơn giản bằng đồng hồ vạn năng

Linh kiện này bao gồm: G (Gate) là cực cổng, S (Source) là cực nguồn và D (Drain) là cực máng. Mosfet kênh N có hai miếng bán dẫn là loại P đặt ở trên nền bán dẫn và được nối ra thành cực D và S. Ở giữa hai lớp P-N sẽ được cách điện bởi một lớp Sio2. Còn nền bán dẫn N được nối với lớp màng mỏng ở trên và sau đó được dấu ra thành cực G.

Điện trở giữa cực G và cực S, giữa cực G và cưc D là vô cùng tới trong mosfet. Còn điện trở giữa cực D và S sẽ phục thuộc vào điện áp chênh lệch giữa cực G và cực S (UGS).

Khi điện áp UGS = 0 thì điện trở RDS là rất lớn, UGS > 0 thì do hiệu ứng từ trường nên sẽ làm cho điện trở RDS giảm. Và điện áp UGS càng lớn thì điện trở RDS càng nhỏ.

Cac-chan-cua-mosfet
Các chân của mosfet

Phân loại Mosfet – Cách đo kiểm tra Mosfet đơn giản bằng đồng hồ vạn năng

– N-MOSFET: chỉ hoạt động khi cực cổng là zero, các electron bên trong thì vẫn hoạt động cho đến khi nguồn điện Input ảnh hưởng đến nó.

– P-MOSFET: các electron sẽ bị cut-off cho đến khi gia tăng nguồn điện thế vào cực cổng.

Mosfet được ứng dụng trong những việc nào?

Do nó có khả năng đóng nhanh với các dòng điện, điện áp khá lớn nên được sử dụng nhiều trong các bộ dao động tạo ra từ trường. Các bạn cũng có thể nhìn thấy nó trong các bộ nguồn xung và trong các mạch điều khiển điện áp cao.

Hướng dẫn cách đo kiểm tra Mosfet đơn giản bằng đồng hồ vạn năng

Để đo và kiểm tra xem mosfet còn sống hay chết, người ta sẽ sử dụng đồng hồ vạn năng để thực hiện công việc này. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý là chọn các dòng đồng hồ vạn năng có chức năng đo diode. Hiện nay, vạn năng kế có hai dạng hiện kim và hiện số nên cách thực hiện cũng sẽ có hai cách:

Kiem-tra-mosfet-don-gian-bang-dong-ho-van-nang
Kiểm tra Mosfet đơn giản bằng đồng hồ vạn năng

Hướng dẫn cách đo kiểm tra Mosfet bằng đồng hồ vạn năng hiện số

Bước 1: Cài đặt thang đo của đồng hồ về thang đo diode.

Bước 2: Thực hiện kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ với chân S của mosfet, que đo màu đen với chân D. Khi đó, giá trị điện áp sẽ được hiển thị ở trên 2 chân diode mắc ngược. Nếu giá trị này khoảng 0,5V thì có nghĩa là mosfet còn sống.

Bước 3: Để kết quả xác định chính xác hơn, bạn tiếp tục đổi vị trí kết nối như sau. Cắm que đo màu đen vào chân S và que đo màu đỏ vào chân D. Sau khi kích thì vẫn tiếp tục di chuyển que đo màu đỏ sang chân D. Nếu như mosfet dẫn thì khi đó linh kiện sẽ hoàn toàn được điều khiển. Bạn sẽ nhìn thấy được hiện tượng mosfet dẫn, nhưng muốn dừng hiện tượng này thì bạn cần thực hiện chuyển xả điện áp trên chân G.

Xả điện áp trên chân như sau: cho que đỏ vào chân S, que đen về chân G, như vậy sẽ triệt tiêu được hết phần điện áp ở chân G. Khi đó chân D và S không còn dẫn nữa, tức là Mosfet đã được kiểm tra hoàn toàn.

Hướng dẫn cách đo kiểm tra Mosfet bằng đồng hồ vạn năng hiện kim

Với vạn năng kim bạn cần chuẩn bị thêm 2 que đo và điều chỉnh đồng hồ về thang điện trở x1KΩ. Trước khi đo mosfet, bạn dùng dây dẫn hay tô vít để nối tắt 3 chân của mosfet để khử hết điện tích ở trên các chân. Bởi vì đây là một loại linh kiện rất nhạy cảm, do đó, điện tích ở trên các chân có thể sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả đo.

Kiem-tra-mosfet-don-gian-bang-dong-ho-van-nang-kim
Kiểm tra mosfet đơn giản bằng đồng hồ vạn năng kim

Nếu mosfet còn hoạt động tốt:

Linh kiện này hoạt động tốt khi trở kháng giữa chân G và S, chân G và D có điện trở là vô cùng. Tức là kim chỉ thị sẽ không lên ở cả hai chiều đo và khi G đã thoát điện thì trở kháng giữa D và S là vô cùng.

Bước 1: Điều chỉnh thang đo trên đồng hồ về x1 KW.

Bước 2: Đặt dây đo màu đen vào chân G, dây đo màu đỏ vào chân S hoặc chân D để nạp điện tích cho chân G.

Bước 3: Di chuyển dây đo màu đen vào chân D, dây đo màu đỏ vào chân S để thực hiện đo giữ chân D và S. Quan sát lúc này bạn sẽ thấy kim hiển thị di chuyển đi lên.

Bước 4: Chập chân G vào S hoặc G vào D để thoát điện ở chân G.

Bước 5: Sau khi đã thoát điện cho chân G, bạn thực hiện đo lại chân D và chân S giống như bước 3. Lúc này kim hiển thị vẫn giữ nguyên vị trí ban đầu thì chứng tỏ mosfet vẫn còn đang hoạt động rất tốt.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn cách đo kiểm tra Mosfet đơn giản bằng đồng hồ vạn năng xem có bị chập/cháy

Do-giua-chan-D-va-chan-S-sau-khi-nap-dien-tich-cho-G
Đo giữa chân D và chân S sau khi nạp điện tích cho G

Để tiến hành kiểm tra Mosfet có phải bị cháy hoặc chập hay không, bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Điều chỉnh thang đo trên đồng hồ về x1 KW.

Bước 2: Thực hiện đo giữa G và D hoặc chân G và S. Nếu như kim lên = 0W thì mosfet đang bị chập.

Bước 3: Tiếp tục thực hiện phép đo giữa chân D và S. Nếu như cả hai chiều kim đo đều hiển thị 0W thì mosfet đang chập D,S.

Có thể thấy, cách đo kiểm tra mosfet đơn giản bằng đồng hồ vạn năng số và kim đúng kỹ thuật là không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức và đầy đủ linh kiện. Trên đây là hướng dẫn cách đo kiểm tra Mosfet đơn giản bằng đồng hồ vạn năng chi tiết. Hy vọng các bạn có thể nắm được và thao tác đúng để mang lại kết quả chính xác nhất. Nếu có nhu cầu mua đồng hồ vạn năng chính hãng, hãy liên hệ với TKTech qua hotline bên dưới.

Bài viết liên quan
Hiện nay, tiếng ồn trở thành một yếu tố không thể tránh khỏi trong hầu hết các môi trường sống và làm việc. Chính vì vậy, máy đo độ ồn đã trở thành một công cụ không thể thiếu, giúp chúng ta đo lường, giám sát và điều chỉnh mức…
may-kiem-tra-chat-luong-nuoc-Nhat-Ban
Nước sạch là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sức khỏe của cả gia đình. Việc sở hữu một chiếc máy kiểm tra chất lượng nước giúp bạn yên tâm hơn về nguồn nước mình đang sử dụng. Đặc biệt, các sản phẩm đến từ Nhật Bản luôn được…
Bien-phap-cai-thien-chat-luong-khong-khi
Chất lượng không khí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của chúng ta. Thế nhưng tình trạng nhiễm không khí ngày càng gia tăng do sự phát triển đô thị hóa và công nghiệp hóa, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe…
Kiem-soat-chat-luong-nuoc-sinh-hoat-de-dang-voi-may-do-Clo-du
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng tăng, việc kiểm soát chất lượng nước trở thành một yếu tố then chốt để đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Clo dư – một chỉ số quan trọng trong quá trình khử trùng nước, đóng vai trò quyết…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *