Trong công việc ở phòng thí nghiệm, có một dụng cụ quen thuộc và hay được sử dụng nhất là pipet. Để làm tốt các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, cần phải hiểu cách dùng cũng như hiệu chuẩn pipet định kỳ. Nhất là đối với các pipet bán tự động cần hiệu chuẩn để kiểm tra và phát hiện những sai số của pipet để kịp thời chỉnh lý. Vậy quy trình thực hiện hiệu chuẩn cho phương tiện đo pipet này là gì? Nếu bạn quan tâm thì cùng bài viết đi tìm hiểu nhé!
Pipet là gì?
Pipet hay còn gọi là pipet (pipette) hay ống hút là một phương tiện đo dung tích được sử dụng rất phổ biến trong các phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, y học. Với mục đích sử dụng là dùng để đo các loại hóa chất, bệnh phẩm, các loại dung dịch…
Hiện nay, pipet được phân loại thành 3 dạng chính như sau:
– Pipet thủy tinh không chia vạch – Hiệu chuẩn pipet
Loại này được làm bằng chất liệu thủy tinh bình thường. Đầu hút pipet thường được hàn kín bằng nhiệt. Khi sử dụng phải dùng kẹp bẻ một phần đầu hút pipet rồi mới tiếp nối pipet với quả bóp cao su hoặc trợ pipet để sử dụng. Sau sử dụng loại pipet này có thể sấy khử trùng rồi hủy bỏ hoặc có thể rửa làm sạch, thể kéo lại đầu hút pipet và làm kín lại bằng nhiệt để tái sử dụng.
– Pipet chia vạch bằng nhựa hoặc thủy tinh (Pipet bầu)
Loại này được làm bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa vô trùng. Sau khi sử dụng xong cần phải khử trùng, dùng kẹp nhỏ lấy bông ở đầu trên ra rồi ngâm vào dung dịch tẩy rửa. Sau đó rửa, sấy khô và đóng gói tái để tái sử dụng.
– Pipet bán tự động một kênh và nhiều kênh
Trong mỗi loại pipet này có rất nhiều kiểu loại pipet khác nhau. Với mỗi loại pipet khác nhau sẽ có những cách sử dụng khác nhau. Sử dụng pipet đúng cách là điều rất quan trọng với những người làm việc trong phòng thí nghiệm.
Thực hiện hiệu chuẩn Pipet như thế nào?
Để thực hiện hiệu chuẩn cho dụng cụ này, người tiến hành hiệu chuẩn sẽ lần lượt làm các thao tác như quy trình sau:
Về tiêu chuẩn, quy định áp dụng trong việc hiệu chuẩn pipet
– Căn cứ theo TCVN 10505-6:2015 – Dụng cụ đo thể tích có cơ cấu pittông – Phần 6: Xác định sai số phép đo bằng phương pháp khối lượng.
– Tiêu chuẩn ISO 8655-6:2002 – Piston-operated volumetric apparatus – Part 6: Gravimetric methods for the determination of measurement error.
Phương tiện, chuẩn đo lường
– Cân phân tích hoặc các dụng cụ đo khối lượng phù hợp có độ phân giải phù hợp với dung tích được chọn của các dụng cụ cần thử
– Bình chứa chất lỏng
– Nước cất
– Nhiệt ẩm kế
– Baromet
– Dụng cụ đo thời gian
Về điều kiện để thực hiện hiệu chuẩn pipet
Việc hiệu chuẩn theo phương pháp cân phải được thực hiện trong điều kiện sau:
– Nhiệt độ môi trường và nước cất nằm trong khoảng (15 ÷ 30) oC.
– Sự thay đổi nhiệt độ của nước cất trong thời gian thực hiện một phép đo không được vượt quá 0,2 oC. Sự thay đổi nhiệt độ không khí không vượt quá 1oC/h.
– Chênh lệch nhiệt độ của nước cất và nhiệt độ môi trường không vượt quá 2oC.
– Nhiệt độ môi trường được xác định với độ chính xác đến 0,2 oC, nhiệt độ của nước cất được xác định với độ chính xác đến 0,1oC.
– Độ ẩm môi trường nằm trong khoảng 40-70% RH
Lưu ý: Trước khi hiệu chuẩn, các dụng cụ để thử và nước thử phải được để trong phòng với thời gian cần thiết, tối thiểu là 2h, để đạt cân bằng với các điều kiện phòng.
Tiến hành hiệu chuẩn pipet
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
Quan sát để xác định sự phù hợp của micropipette, burette piston, pipet piston, dilutors,… với quy định riêng của từng loại về vật liệu chế tạo, hình dạng, giá trị độ chia, số, ký hiệu và nhãn hiệu,…
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra độ kín của phương tiện đo nhằm phát hiện sự rò rỉ của phương tiện.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
Bao gồm các thao tác xác định dung tích thực quy ước của phương tiện đo tại mức cài đặt thể tích theo phương pháp cân
Bước 4: Xác định độ không đảm bảo đo (ĐKĐBĐ) của phép hiệu chuẩn thể tích
Bước 5: Xử lý kết quả hiệu chuẩn pipet
– Các phương tiện đo dung tích thí nghiệm kiểu piston (micropipette, burette piston, pipet piston, dilutors,…) sau khi hiệu chuẩn được dán tem hiệu chuẩn và cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn.
– Thời hạn hiệu chuẩn khuyến nghị của các phương tiện đo dung tích thí nghiệm kiểu piston là 1 năm.
Thao tác chi tiết quy trình hiệu chuẩn pipet
– Cần một lọ sạch, khô có nút đậy (cân chính xác đến 0,1mg). Chú ý không chạm tay vào lọ ta được khối lượng m1.
– Dùng pipet lấy một lượng nước khử ion đã loại CO2 cho tới vạch quy định. Ghi lại nhiệt độ của nước (t)
– Chuyển nước từ pipet vào lọ trên. Đậy nút và cân chính xác đến 0,1mg ta được khối lượng m2.
– Tra bảng để tìm yếu tố hiệu chỉnh cho nhiệt độ của nước (Ft – như phần hiệu chuẩn bình định mức)
Tính toán theo công thức sau :
Thể tích thực V (ml) = (m2 – m1) x Ft
Ví dụ: pipet 10ml; m2 = 31,9961 g; m1 = 22,0391g; t = 240C; Ft = 1,003771 (tra bảng gần bằng 1,0038).
=> Thể tích thực = ( 31,9961 – 22,0391 ) x 1,003771 = 9,9945 ml
Chênh lệch so với thể tích lý thuyết:
=> Chênh lệch = (10 – 9,9945) x 100/10 = 0,055%
Thông thường chênh lệch ( ≤ 0,1 % là chấp nhận được).
Dịch vụ hiệu chuẩn pipet phòng thí nghiệm
Pipet là một dụng cụ đo không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu, làm thí nghiệm. Bởi vậy nên nhu cầu đảm bảo chất lượng và độ chính xác cho nó được rất nhiều người dùng quan tâm. Hiện nay, các đơn vị hiệu chuẩn trên thị trường đều có cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị phòng thí nghiệm. Trong số đó, TKTech là đơn vị hiệu chuẩn uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay.
Tìm hiểu về dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị phòng thí nghiệm như sau:
– Dịch vụ hiệu chuẩn bình tam giác
– Dịch vụ hiệu chuẩn buret
– Hiệu chuẩn pipet: đây là một trong những dịch vụ hiệu chuẩn phòng thí nghiệm được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bao gồm hiệu chuẩn Buret, Dispenser, Pipet piston, Pipet thủy tinh, Bình định mức thủy tinh, Cốc thí nghiệm, bình tam giác, Ống đong, ca đong, bình đong.
Trên đây là những thông tin liên quan về thiết bị phòng thí nghiệm – pipet. Hy vọng qua bài viết các bạn đã có thể biết cách hiệu chuẩn cho pipet của mình đang dùng. Nếu có thắc mắc gì liên quan về vấn đề này. Liên hệ với TKTech để được tư vấn kỹ hơn về thông tin quy trình hiệu chuẩn pipet.