Độ đục của nước là gì? Phương pháp đo độ đục hiệu quả nhất

Độ đục là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nước. Vậy bạn có biết, độ đục của nước là gì không? Trong bài viết này, TKTECH sẽ tìm hiểu chi tiết về khái niệm độ đục, các yếu tố ảnh hưởng, tiêu chuẩn và tầm quan trọng của việc đo lường độ đục trong nước. 

Tìm hiểu về khái niệm độ đục của nước là gì?

Độ đục là gì? Độ đục là một khái niệm dùng để chỉ mức độ mà nước mất đi sự trong suốt do sự hiện diện của các hạt, vi sinh vật… Vậy độ đục của nước là gì – chính là thước đo mức độ mà nước trở nên mờ đục hoặc mất đi tính trong suốt do sự hiện diện của các hạt lơ lửng như đất, sét, mùn, vi sinh vật, và các chất hữu cơ và vô cơ khác. Những hạt này phân tán ánh sáng, khiến nước trở nên đục và khó nhìn thấy qua.

Độ đục ký hiệu là gì? Độ đục thường được ký hiệu bằng đơn vị NTU (Nephelometric Turbidity Units). Đây là đơn vị đo lường tiêu chuẩn cho độ đục của nước, được xác định bằng cách đo lượng ánh sáng bị tán xạ bởi các hạt lơ lửng trong mẫu nước khi chiếu một chùm ánh sáng vào mẫu đó.

Đơn vị đo độ đục của nước là gì?

Hiện nay, các đơn vị đo độ đục được sử dụng phổ biến nhất đó là:

– NTU (Nephelometric Turbidity Units): Đơn vị đo độ đục khuếch tán

– FNU (Formazin Nephelometric Units): Đơn vị đo độ đục Formazin khuếch tán

– FTU (Formazin Turbidity Units): Đơn vị đo độ đục Formazin

– FAU (Formazin Attenuation Units): Đơn vị độ đục pha loãng Formazin

Xem thêm: Đơn vị đo độ đục NTU là gì?

Nguyên nhân gây ra độ đục của nước là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước bị đục như:

  • Đất và đá từ vùng núi cao đổ xuống khu vực đồng bằng 
  • Ảnh hưởng của mưa lũ, dòng chảy của nước làm xáo động lớp đất bề mặt, cuốn theo phân và xác động thực vật
  • Chất thải của nước sinh hoạt, công nghiệp
  • Sự phát triển của vi khuẩn, vi sinh vật trong nước

Ảnh hưởng của độ đục trong nước như thế nào?

Độ đục cao có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, làm giảm khả năng lọc ánh sáng mặt trời vào nước, gây hại cho hệ sinh thái nước và làm cho nước trở nên không an toàn cho việc sử dụng. Đặc biệt là trong quá trình sinh hoạt hoặc sản xuất thực phẩm. Chính vì vậy, độ đục thường được kiểm soát và đo lường thường xuyên trong các hệ thống cung cấp nước uống, hoặc trong các quy trình xử lý nước thải, nghiên cứu môi trường để đảm bảo rằng nước đạt được các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết.

Phân biệt độ đục của nước là gì và chỉ số TDS của nước

Giá trị TDS là tổng khối lượng các chất rắn lơ lửng trong nước, được đo và xác định bằng bút/máy đo TDS. Còn độ đục là thước đo chỉ rõ có bao nhiêu hạt lơ lửng trong nước. Đây không chỉ đơn thuần biểu hiện cho độ đục của nước mà còn có nhiều ý nghĩa quan trọng khác như:

– Nước có độ đục cao thì nhiệt độ cũng sẽ cao hơn so với nguồn nước có độ đục thấp.

– Nước có độ đục cao sẽ làm giảm lượng ánh sáng đi vào trong nước, hạn chế đi sự quang hợp và sản xuất CO.

– Độ đục của nước càng cao, chứng tỏ trong nước có càng nhiều chất lơ lửng gây hại cho các loại sinh vật sống trong nguồn nước đó.

Tiêu chuẩn độ đục của nước là gì?

Tiêu chuẩn độ đục của nước được quy định bởi các tổ chức và cơ quan y tế trên thế giới nhằm đảm bảo chất lượng nước an toàn cho con người và môi trường. Các tiêu chuẩn này có thể khác nhau tùy theo mục đích sử dụng của nước, chẳng hạn như nước uống, nước sử dụng trong công nghiệp, hoặc nước trong các hệ sinh thái tự nhiên.

Tiêu chuẩn độ đục của nước uống

– Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, độ đục của nước uống không nên vượt quá 5 NTU (Nephelometric Turbidity Units), và tốt nhất là dưới 1 NTU để đảm bảo an toàn và chất lượng nước.

– Theo cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) quy định, độ đục của nước uống công cộng không được vượt quá 1 NTU. Các hệ thống lọc nước cần duy trì độ đục dưới 0,3 NTU trong 95% các mẫu nước thu thập mỗi tháng.

– Tại Việt Nam, tiêu chuẩn độ đục được quy định cụ thể như sau:

  • Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) do Bộ Y tế ban hành, độ đục của nước ăn uống không được vượt quá 2 NTU.
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) cũng quy định độ đục tối đa là 5 NTU. 

Tiêu chuẩn độ đục của nước thải, nước công nghiệp

– Đối với nước thải sau xử lý: Độ đục của nước sinh hoạt thường được quy định tùy thuộc vào mức độ bảo vệ môi trường và các quy chuẩn địa phương. Thông thường, nước thải sau xử lý phải đạt độ đục dưới 10 NTU.

– Đối với nước sử dụng trong công nghiệp: Các tiêu chuẩn về độ đục của nước là gì có thể thay đổi tùy thuộc vào ngành công nghiệp cụ thể. Ví dụ, trong ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, nước cần có độ đục rất thấp, thường dưới 1 NTU.

Phương pháp đo độ đục của nước là gì?

Nếu nước có độ đục cao không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn có nguy cơ cho các mầm bệnh nguy hiểm thuận lợi để phát triển. Chính vì vậy, bạn cần thường xuyên đo và kiểm tra độ đục của nguồn nước bằng các phương pháp phổ biến dưới đây:

Đo độ đục bằng phương pháp trực quan

Bạn có thể sử dụng đĩa Secchi, đây là một công cụ quan trắc đơn giản để thực hiện đo độ đục của nước là gì. Thao tác như sau:

Bước 1: Lắp đĩa Secchi rồi buộc thước dây vào móc tròn trên bề mặt đĩa 

Bước 2: Thả đĩa xuống mặt nước, một tay giữ đầu thước còn lại. Sau đó nhả dây từ từ cho đến khi không nhìn thấy đĩa Secchi nữa thì dừng.

Bước 3: Quan sát và đánh dấu điểm tiếp với mặt nước của thước dây. Sau đó hạ đĩa xuống sâu thêm 0.5m và nhấc lên từ từ. Bạn có thể đọc được giá trị độ sâu lần 2 rồi tính trung bình cộng của hai giá trị độ sâu sẽ ra số thể hiện độ đục của nước.

Đo độ đục bằng máy đo chuyên dụng

Mặc dù phương pháp trực quan có thao tác thực hiện đơn giản, nhưng để có được kết quả chính xác nhất thì bạn nên sử dụng máy đo độ đục của nước. Ưu điểm của thiết bị này đó chính là:

– Thiết kế nhỏ gọn, có nhiều tính năng hỗ trợ

– Trang bị màn hình LCD hiển thị kết quả đo rõ ràng và chính xác

– Thao tác sử dụng đơn giản: lấy mẫu nguồn nước đặt vào vị trí đặt mẫu của máy, sau đó nhấn phím đo và chờ kết quả ở trên màn hình.

Hiện nay, máy đo độ đục của nước được sử dụng rất phổ biến trong nhiều công việc. Ví dụ như kiểm tra độ đục của nước sinh hoạt, độ đục của nước trong các ao hồ nuôi trồng thuỷ sản. Nếu có nhu cầu sử dụng, bạn có thể tham khảo một số thiết bị chất lượng như:

  • Máy đo độ đục Hanna HI98703-01, Hanna HI88703-01
  • Máy đo độ đục TES-1386, TES-1386U
  • Máy đo độ đục Delta Ohm HD25.2 (FNU, NTU, EBC, ASBC)

TKTECH – Nơi mua máy đo độ đục uy tín, giá tốt

Nếu bạn đã tìm hiểu được độ đục của nước là gì cũng như một số loại máy đo chuyên dụng, vậy thì hãy liên hệ ngay với công ty Công nghệ TK để được tư vấn lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất. Hiện tại, TKTECH đang cung cấp rất nhiều máy phân tích nước, thiết bị đo độ đục chất lượng, chính xác và giá thành hợp lý. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ với công ty như sau:

Địa chỉ: 232/14 đường số 9, phường 9, quận Gò Vấp, TP.HCM

Số điện thoại: 028 668 357 66 – 09 777 65 444 

Website tham khảo sản phẩm: https://tktech.vn/may-do-do-duc/

Bài viết liên quan
Hiện nay, tiếng ồn trở thành một yếu tố không thể tránh khỏi trong hầu hết các môi trường sống và làm việc. Chính vì vậy, máy đo độ ồn đã trở thành một công cụ không thể thiếu, giúp chúng ta đo lường, giám sát và điều chỉnh mức…
may-kiem-tra-chat-luong-nuoc-Nhat-Ban
Nước sạch là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sức khỏe của cả gia đình. Việc sở hữu một chiếc máy kiểm tra chất lượng nước giúp bạn yên tâm hơn về nguồn nước mình đang sử dụng. Đặc biệt, các sản phẩm đến từ Nhật Bản luôn được…
Bien-phap-cai-thien-chat-luong-khong-khi
Chất lượng không khí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của chúng ta. Thế nhưng tình trạng nhiễm không khí ngày càng gia tăng do sự phát triển đô thị hóa và công nghiệp hóa, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe…
Kiem-soat-chat-luong-nuoc-sinh-hoat-de-dang-voi-may-do-Clo-du
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng tăng, việc kiểm soát chất lượng nước trở thành một yếu tố then chốt để đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Clo dư – một chỉ số quan trọng trong quá trình khử trùng nước, đóng vai trò quyết…