Dây tiếp địa là gì? Cách nối dây tiếp đất cho thiết bị điện

Khi lắp đặt hệ thống điện cho một tòa nhà, người kỹ sư cần tiến hành công việc nối đất cho các thiết bị điện trong ngôi nhà đó. Và dây tiếp địa là linh kiện không thể thiếu để tiến hành nối cho máy móc, thiết bị. Vậy dây tiếp địa là gì? Cách nối dây tiếp đất cho thiết bị điện như thế nào là chính xác? Hãy cùng TKTech tìm hiểu tại bài viết này nhé!

Dây tiếp địa là gì?

Hình ảnh về dây tiếp địa, dây nối đất
Hình ảnh về dây tiếp địa, dây nối đất

Dây tiếp địa còn có tên gọi khác là dây tiếp đất, dây nối đất, tên tiếng anh là Ground Wire. Nó là một đoạn dây dẫn điện ngắn, có một đầu dây nối với đồ dùng điện và đầu dây kia nối với mặt đất. Thông thường, các thiết bị điện sử dụng dây tiếp địa là những loại máy móc có điện cáo cao 220V. Điển hình như tủ lạnh, máy giặt, bình nóng lạnh… Việc nối thêm dây tiếp địa cho thiết bị điện nhằm giúp bảo vệ đồ dùng, người dùng khỏi các sự cố rò rỉ điện.

Vai trò của dây tiếp địa là gì?

Ở các khu vực, những thiết bị điện như máy giặt, tủ lạnh thường được đặt tại nơi ẩm ướt (nhà bếp, phòng tắm…). Điều này làm cho các động cơ điện và mạch điện bên trong thiết bị dễ bị ẩm và rò rỉ điện ra bên ngoài. Bên cạnh đó, phần vỏ của các thiết bị điện này thường làm bằng kim loại. Mà kim loại thì có đặc tính dễ truyền điện nên một khi điện bị rò rỉ sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Ngoài ra, vào thời gian mùa đông thì tình trạng tĩnh điện sẽ dễ xảy ra trên bề mặt kim loại. Điều này càng dễ gây ra các hiện tượng rò rỉ ở thiết bị điện hơn. Nhất là khi người dùng Việt ít dùng ổ cắm 3 chấu mà hay dùng loại ổ 2 chấu không có lỗ nối dây tiếp đất. Nó khiến cho hiện tượng rò rỉ điện càng xảy ra thường xuyên hơn.

Tác dụng của việc lắp đặt dây tiếp địa là gì
Tác dụng của việc lắp đặt dây tiếp địa là gì

Khi xảy ra các sự cố về điện (rò rỉ, hở điện…) thì dây tiếp đất sẽ giúp truyền dòng điện rò rỉ đó xuống mặt đất và triệt tiêu nó. Vì điện trở ᴄủa ᴄơ thể ᴄon người lớn hơn điện trở ᴄủa dâу tiếp đất rất nhiều. Vậy nên khi dòng điện đi qua dây nối đất sẽ truyền xuống đất giúp bảo vệ thiết bị và người dùng khỏi các sự cố như giật, sốc điện… Đó cũng là lý do vì sao nên dùng dây nối đất cho các thiết bị điện mà bạn đang sử dụng để ngăn ngừa tai nạn về điện.

Các thiết bị cần nối dây tiếp địa là gì?

Như đã nói, các thiết bị dùng điện áp cao trên 220V cần có dây nối đất. Đặc biệt là các thiết bị dùng nước như máy giặt, tủ lạnh, máy nóng lạnh, máy rửa chén… Hoặc các thiết bị làm khô có thiết kế vỏ kim loại như máy sấy quần áo… Những đồ dùng điện này đều cần được nối dây tiếp điện để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Lắp dây tiếp đất cho thiết bị điện
Lắp dây tiếp đất cho thiết bị điện

– Tủ lạnh, tủ đông, tủ mát… cần nối đất bởi vì chúng hoạt động trong môi trường có độ ẩm cao. Rất dễ bị nhiễm điện khi có sự cố rò rỉ.

– Bếp từ cũng cần được ưu tiên thực hiện nối đất để đảm bảo an toàn cho bạn khi nấu ăn bằng bếp.

– Điều hòa cũng cần nối đất vì máy hoạt động với lượng điện lớn nên dễ bị ẩm ướt, rò rỉ điện nếu không chú ý. 

– Máy nước nóng cần được nối dây tiếp địa vì máy được lắp trong nhà tắm, một môi trường nhiều nước. Sẽ thật nguy hiểm nếu máy nóng lạnh bị rò rỉ điện mà không có dây nối đất.

Hướng dẫn cách nối dây tiếp đất cho thiết bị điện

Tiếp tục bài viết Dây tiếp địa là gì? Cách nối dây tiếp đất cho thiết bị điện sẽ là các thao tác giúp nối dây tiếp đất cho thiết bị điện. Để thực hiện quy trình này được an toàn cho thiết bị điện, bạn cần có một thanh kim loại và một sợi dây điện. Bạn có thể mua các dụng cụ này tại các cửa hàng điện gia dụng.

Quy trình cách nối dây tiếp địa cho thiết bị điện

Kết nối dây tiếp đất với thiết bị
Kết nối dây tiếp đất với thiết bị

Bước 1: Cắm 1 đầu thanh kim loại bằng đồng hoặc sắt xuống đất. Độ sâu tầm 1m, cắm càng sâu càng tốt. Để dễ cắm hơn, bạn có thể dùng máy khoan để khoan vào tường hay khoan xuống sàn. Sau đó cắm thanh sắt xuống và nối với dây điện.

Bước 2: Thực hiện nối một đầu dây điện vào vỏ máy hoặc phần tiếp đất của thiết bị dễ bị rò rỉ điện. Đầu dây còn lại nối với cây tiếp đất đã cắm ở bước 1. Như vậy, bạn đã thực hiện thành công cách nối dây tiếp đất cho thiết bị điện.

Lưu ý khi thực hiện nối dây tiếp địa là gì?

Trong quá trình làm nối dây tiếp đất cho thiết bị điện, bạn cần nhớ một số lưu ý sau. Như vậy để  đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả cao nhất khi nối dây tiếp địa.

Nối đất cần đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện
Nối đất cần đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện

– Dây điện dùng để làm dây tiếp địa cần phải có lớp vỏ bọc cách điện chắc chắn.

– Khi thực hiện nối dây tiếp đất, cần ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.

– Vị trí đặt dây hay cọc cần để mặt hố ngang với mặt đất.

– Kiểm tra cẩn thận các vị trí nối dây và lấp lại đất vào hố đã đào để cắm cọc tiếp đất.

– Tiến hành đo điện trở tiếp đất với mức giá trị điện trở <10 Ohm.

Thiết bị dùng để đo điện trở dây tiếp địa là gì?

Bạn có thể dùng các thiết bị như ampe kìm, đồng hồ vạn năng, máy đo điện trở đất,… để kiểm tra điện trở tiếp đất.

Việc đo điện trở tiếp đất là điều cần thiết trước khi xác định hệ thống nối đất cho các công trình theo đúng các chuẩn an toàn TCVN. Sau đây sẽ là các bước thực hiện đo điện trở cho hệ thống tiếp địa bằng máy đo điện trở:

Đo điện trở tiếp địa bằng kìm kẹp
Đo điện trở tiếp địa bằng kìm kẹp

Bước 1: Kiểm tra điện áp pin

– Bật công tắc tới vị trí “BATT.CHECH”, sau đó ấn nút “PRESS TO TEST” để tiến hành kiểm tra điện áp PIN

– Muốn máy hoạt động chính xác thì kim trên đồng hồ phải chỉ ở vị trí “BATT.GOOD”

Bước 2: Đấu nối các dây nối – Kiểm tra dây tiếp địa là gì 

– Tiến hành cắm 2 cọc bổ trợ như sau: Cọc 1 cách điểm đo khoảng 5-10m, cọc 2 cách cọc 1 tầm 5-10m

– Đưa dây màu xanh dài 5m kẹp vào điểm đo, dây màu vàng dài 10m và dây màu đỏ dài 20m kẹp vào cọc áp và cọc 2 dòng. Kẹp sao cho phù hợp với chiều dài của từng dây.

Bước 3: Kiểm tra điện áp của tổ đất cần kiểm

– Bật công tắc tới vị trí “EARTH VOLTAGE”, sau đó ấn nút “PRESS TO TEST” để tiến hành kiểm tra điện áp đất

– Muốn kết quá đo có độ chính xác cao thì điện áp đất không được lớn hơn 10V.

Nguyên lý đo với máy đo điện trở nối đất
Nguyên lý đo với máy đo điện trở nối đất

Bước 4: Kiểm tra giá trị điện trở đất

– Bật công tắc tới vị trí 100 Ohm để tiến hành kiểm tra điện trở đất.

+ Nếu điện trở quá cao (>1200Ω) thì đèn OK sẽ không sáng. Lúc này bạn cần kiểm tra lại các đầu đấu nối

+ Nếu điện trở nhỏ thì bạn bật công tắc tới vị trí x10Ω hoặc x1Ω sao cho phù hợp để đọc được trị số điện trở trên đồng hồ dễ dàng hơn

+ Kết quả đo đúng yêu cầu TCCSVN là phải đạt giá trị <10Ω hoặc thấp hơn.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu được Dây tiếp địa là gì? Cách nối dây tiếp đất cho thiết bị điện hiệu quả. Hy vọng kiến thức này sẽ giúp bạn biết được thêm một biện pháp phòng chống sự cố điện trong gia đình hiệu quả. Từ đó sử dụng các thiết bị điện một cách an toàn nhất. Nếu muốn mua đồng hồ vạn năng, ampe kìm hay máy đo điện trở đất để kiểm tra hệ thống tiếp địa. Hãy liên hệ với TKTech để được tư vấn ngay nhé!

Bài viết liên quan
may do do am mun cua(1)
Nếu muốn sản xuất giấy, đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp thì việc sử dụng máy đo độ ẩm dăm gỗ là việc rất quan trọng phải thực hiện. Việc đo độ ẩm mùn cưa sẽ giúp bạn biết chính xác xem độ ẩm đó đã đạt chuẩn hay…
thiet bi dinh vi a8
Với kích thước chỉ bằng một ngón tay, top 3 các thiết bị định vị nhỏ gọn mà bài viết giới thiệu sau đây cực kỳ hữu ích cho nhu cầu theo dõi của con người ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị…
testo 470
Máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc nào tốt nhất? Một trong những phương pháp đo tốc độ vòng quay được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó chính là đo không tiếp xúc. Chính vì vậy nên các dòng máy đo RPM sử dụng phương pháp…
nong dan thu hoach khom
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dứa cho mùa bội thu Dứa là một loại quả có hương vị thơm ngon, ngọt thanh và nhiều vitamin nên rất được yêu thích hiện nay. Dễ trồng, dễ chăm là thế nhưng nếu như không đảm bảo đúng kỹ thuật thì…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *