Chi phí hiệu chuẩn thiết bị hiện nay là bao nhiêu?

Các dụng cụ, thiết bị đo lường, máy móc… sau một thời gian hoạt động đều phải mang đi hiệu chuẩn để đảm bảo độ chính xác cho phép đo. Do vậy, hiện nay có rất nhiều đơn vị doanh nghiệp quan tâm đến quy định về hiệu chuẩn cũng như chi phí hiệu chuẩn thiết bị. Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết để được giải đáp chi tiết hơn.

Hiệu chuẩn thiết bị là gì? Chi phí hiệu chuẩn thiết bị là gì

Theo quy định tại Khoản 9, Điều 3, Luật đo lường 2011: Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.

Như vậy, xét về mặt kỹ thuật thì bản chất của việc hiệu chuẩn chính là sự so sánh các phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó.

Hiệu chuẩn thiết bị không mang tính bắt buộc. Dựa trên kết quả hiệu chuẩn, người dùng có thể xác định được thiết bị đó có phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình hay không.

Hiệu chuẩn thiết bị đo có chi phí bao nhiêu
Hiệu chuẩn thiết bị đo có chi phí bao nhiêu

Hoạt động kiểm soát thiết bị đo lường được thực hiện như thế nào?

Trước khi đi tìm hiểu chi phí hiệu chuẩn thiết bị bao nhiêu, bạn cần nắm rõ các quy định của hoạt động hiệu chuẩn. Theo Điều 16 của Luật đo lường năm 2011 đã quy định cụ thể:

“1. Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều này (gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố.

2. Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường; trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng”.

Như vậy, có thể hiểu rằng việc kiểm soát thiết bị đo lường theo yêu cầu kỹ thuật đo lường chính là kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra… Việc lựa chọn phương thức kiểm soát phụ thuộc vào quy định pháp luật và nhu cầu sử dụng của mỗi tổ chức/doanh nghiệp.

Vì sao người dùng cần phải hiệu chuẩn thiết bị?

Bởi những thiết bị, máy móc sẽ rất dễ bị sai lệch trong quá trình sử dụng. Kéo theo đó là những kết quả đo không chính xác, gây ảnh hưởng tới công việc. Vậy nên cần phải hiệu chuẩn các thiết bị đo lường và xem xét bảng giá chi phí hiệu chuẩn thiết bị của các đơn vị.

Hiệu chuẩn giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định về hệ thống quản lý chất lượng như: ISO 9001, ISO 14001, quy định của FDA (công ty dược phẩm).

Và hơn cả, khi sử dụng các thiết bị đã được hiệu chuẩn sẽ cho ra kết quả tốt hơn. Từ đó doanh nghiệp tối ưu hóa được quy trình, tăng năng suất và lợi nhuận đáng kể. Lại còn đảm bảo an toàn cho nhân viên/khách hàng. Bởi vì nếu không hiệu chuẩn thì không thể kiểm tra được chất lượng của các thiết bị đo. Dễ dẫn đến những tình huống bất ngờ và hậu quả nghiêm trọng.

Quy định về dịch vụ hiệu chuẩn
Quy định về dịch vụ hiệu chuẩn

Các quy định về hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Hiệu chuẩn là nhiệm vụ được pháp luật Việt Nam kiểm soát bởi các quy định sau:

Căn cứ pháp lý – Chi phí hiệu chuẩn thiết bị 

Cơ sở pháp lý về công tác hiệu chuẩn bao gồm:

– Luật đo lường năm 2011

– Thông tư 24/2013/TT-BKHCN, ngày 30/09/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Tại đây có “Quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.”

– Thông tư 07/2019/TT-BKHCN nêu rõ về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.”

Tại điều 22 của Luật đo lường 2011 quy định về hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường như sau:

“1. Việc hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường do tổ chức hiệu chuẩn thực hiện để xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.

2. Chuẩn công tác dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 phải được hiệu chuẩn bắt buộc.

3. Chuẩn chính, chuẩn công tác không quy định tại khoản 2 Điều này và phương tiện đo nhóm 1 được hiệu chuẩn tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan.”

Nguyên tắc hoạt động của việc hiệu chuẩn là gì?

Hoạt động hiệu chuẩn cần tuân thủ các nguyên tắc như sau:

– Độc lập, khách quan, chính xác và công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thực hiện cũng như chi phí hiệu chuẩn thiết bị

– Tuân thủ trình tự, thủ tục hiệu chuẩn đã được công bố hoặc theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đo lường

– Tuân thủ quy định về bảo mật thông tin, số liệu và kết quả hiệu chuẩn.

Chi phí hiệu chuẩn thiết bị đo lường
Chi phí hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Điều kiện hoạt động của tổ chức hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Theo Khoản 1, Điều 25 của Luật đo lường năm 2011 quy định: Các Tổ chức hiệu chuẩn cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Có tư cách pháp nhân

– Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động

– Có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động

– Đáp ứng yêu cầu về tính độc lập, khách quan

– Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với lĩnh vực hoạt động

– Đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.

Tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định thực hiện hiệu chuẩn thiết bị đo lường bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện quy định ở trên. Đồng thời phải được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định.

Chi phí hiệu chuẩn thiết bị

Theo Điều 26 của Luật Đo lường năm 2011 quy định:

Chi phí hiệu chuẩn được xác định theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí thực tế hợp lý để hoàn thành công việc, phù hợp với nội dung, tính chất, khối lượng và thời gian hoàn thành hiệu chuẩn.

Như trên, chi phí hiệu chuẩn được xác định dựa trên các chi phí cơ bản như sau:

– Chi phí vật tư

– Chi phí nhân công

– Chi phí khấu hao thiết bị/máy móc

– Chi phí vận chuyển

Đồng thời, chi phí cho hoạt động hiệu chuẩn thiết bị đo lường phải được xây dựng bảng giá rõ ràng, niêm yết công khai và tuân thủ quy định của pháp luật về giá.

Trên đây là những thông tin quy định về công tác hiệu chuẩn thiết bị đo cũng như chính sách về chi phí hiệu chuẩn thiết bị. Tùy vào từng đơn vị dịch vụ hiệu chuẩn sẽ có một mức giá chênh lệch đôi chút. Nhưng cơ bản bảng giá đều được thực hiện theo các tiêu chí nói trên. Để sử dụng một dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị, máy móc uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý, hãy đến TKTech.

Bài viết liên quan
kiem tra nuoc sach bang quy tim
Hiện nay có rất nhiều cách để kiểm tra chất lượng nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo nguồn nước đang sử dụng luôn an toàn. Một trong số đó là cách kiểm tra nước sạch bằng quỳ tím. Vậy liệu phương pháp này có thể giúp bạn đánh giá chính…
may do do am mun cua(1)
Nếu muốn sản xuất giấy, đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp thì việc sử dụng máy đo độ ẩm dăm gỗ là việc rất quan trọng phải thực hiện. Việc đo độ ẩm mùn cưa sẽ giúp bạn biết chính xác xem độ ẩm đó đã đạt chuẩn hay…
thiet bi dinh vi a8
Với kích thước chỉ bằng một ngón tay, top 3 các thiết bị định vị nhỏ gọn mà bài viết giới thiệu sau đây cực kỳ hữu ích cho nhu cầu theo dõi của con người ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị…
testo 470
Máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc nào tốt nhất? Một trong những phương pháp đo tốc độ vòng quay được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó chính là đo không tiếp xúc. Chính vì vậy nên các dòng máy đo RPM sử dụng phương pháp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *