Cuộn cảm là một linh kiện quan trọng trong rất nhiều thiết bị điện tử. Khi gặp vấn đề, người ta thường tiến hành cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng để xác định chính xác tình trạng chất lượng của cuộn cảm còn tốt hay không. Vậy cách thực hiện thao tác kiểm tra như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây để biết được các bước cụ thể nhé!
Cuộn cảm là gì?
Cuộn cảm là một loại linh kiện điện tử thụ động có chứa từ trường, chúng được cấu tạo từ một cuộn dây dẫn quấn thành nhiều vòng. Cuộn cảm có chức năng lưu trữ năng lượng khi có dòng điện chạy qua từ trường. Đơn vị đo cuộn cảm là độ tự cảm (từ dung, hay còn gọi là Henry), có ký hiệu là H.
Đồng hồ vạn năng đo cuộn cảm là gì?
Có nhiều cách kiểm tra cuộn cảm, trong đó sử dụng đồng hồ vạn năng có khả năng đo cuộ cảm được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay vì cách thực hiện đơn giản và cho kết quả chính xác.
Tuy nhiên, chỉ có một số ít dòng đồng hồ VOM được trang bị chức năng này. Nếu trên thân đồng hồ vạn năng có ký hiệu L cho điện cảm, hoặc H, hoặc Henry cho đơn vị điện cảm thì bạn có thể sử dụng thiết bị này để kiểm tra cuộn cảm. Từ đó sẽ giúp hỗ trợ việc đo đạc nhanh chóng, tránh phức tạp và không cần phải sử dụng nhiều công cụ, thiết bị.
Hướng dẫn cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng
Về cơ bản, thao tác đo cuộn cảm bằng đồng hồ đo điện vạn năng rất đơn giản. Bạn có thể áp dụng một trong hai cách kiểm tra bên dưới đây:
Cách 1: Đo đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng thông qua thang đo điện áp
Bước 1: Trên thang đo điện áp, bạn điều chỉnh vạch kim về số O rồi đưa đầu chuyển mạch về thang đo hợp lý.
Bước 2: Kế đó bạn điều chỉnh đầu chuyển mạch về thang đo điện áp. Lưu ý giá trị thang đo sử dụng để kiểm tra cần phải lớn hơn giá trị điện áp cần đo.
Bước 3: Bạn đặt hai que đo vào hai vị trí khác nhau trên cuộn cảm. Que đo màu đỏ đặt ở thế cao, que đo màu đen đặt ở thế thấp. Trong trường hợp bạn đo điện áp AC thì có thể đặt bất kỳ loại que đo nào lên hai đầu cực của điện áp đều được. Sau đó bạn hãy ghi lại giá trị mà kim chỉ thị dừng lại trên vạch đo đó.
Bước 4: Cách xác định kết quả phép đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng như sau: Gọi A là giá trị thang đo điện áp đang dùng; B là giá trị kim dừng trên vạch chia điện áp; C là giá trị Max của vạch chia điện áp đang đọc. Bạn sẽ nhận được kết quả đo là V = (A x B )/ C ( Đơn vị là đơn vị của thang đo đang dùng).
Cách 2: Đo đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng với thang đo Ohm (Ω)
Bước 1: Bạn đưa đầu chuyển mạch về tại mức thang đo hợp lý. Sau đó gộp hai que đo của đồng hồ vạn năng lại và đặt lên hai đầu cuộn cảm cần đo. Lưu ý trước khi đặt que bạn cần điều chỉnh chiết áp trên thang đo về mức 0.
Bước 2: Tiếp theo, bạn theo dõi điểm mà kim chỉ thị sẽ dừng lại ở giá trị nào trên thang chia độ.
Bước 3: Cách xác định kết quả của phép đo: Gọi A là giá trị thang đo ohm; B là giá trị điểm kim dừng trên vạch chia. Bạn sẽ nhận được kết quả đo là R = (A x B ) ( Đơn vị là đơn vị của thang đo bạn dùng).
Gợi ý các đồng hồ vạn năng đo cuộn cảm chuyên dụng
Để đo cuộn cảm đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên lựa chọn các sản phẩm đồng hồ vạn năng đến từ thương hiệu uy tín như đồng hồ vạn năng Hioki , đồng hồ vạn năng Kyoritsu , Fluke, Sanwa…
Thực tế chỉ những dòng vạn năng kế cao cấp mới được thiết kế tính năng thông minh đo cuộn cảm. Chính vì vậy mà giá thành của các thiết bị này cũng cao hơn so với các loại đồng hồ vạn năng khác. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý như sau:
Đồng hồ vạn năng LCR Pro’skit model MT-5211
Ưu điểm của Pro’skit model MT-5211 đó chính là thiết kế nhỏ gọn nên rất linh hoạt cho việc sử dụng, kiểm tra an toàn và cho kết quả chính xác. Thiết bị ngoài các chức năng đo điện dung, điện trở còn có khả năng đo cuộn cảm 20H.
Với màn hình LCD tương đối lớn, có gắn thêm đèn nền sẽ giúp bạn dễ đọc kết quả hiển thị trên màn hình. Đồng hồ cũng có thể lưu giữ thông tin và kết quả khi đo nên không làm mất dữ liệu khi máy bị tắt. Ngoài ra, thiết bị có thể báo tình trạng pin yếu giúp người dùng có thể chủ động sạc pin.
Khả năng đo cuộn cảm (L) của Pro’skit model MT-5211 với nhiều dải đo như: 2mH/20mH/200mH/2H/20H ±(2.5%+20d).
Đồng hồ vạn năng LCR Sanwa LCR700
Đây là sản phẩm nằm ở phân khúc cao cấp của thương hiệu Sanwa (Nhật Bản). Thiết bị có thông số đo cuộn cảm (H) của LCR Sanwa LCR700 là 200μH với nhiều ưu điểm:
– Cho kết quả đo nhanh chóng và chuẩn xác nhất.
– Tự động xả tụ – tắt khi không dùng
– Khả năng chống va đập tốt, chống từ, chống nhiễu
– Thiết kế nhỏ gọn dễ di chuyển, màn hình hiển thị chỉ số dễ đọc, thao tác đo đơn giản
– Có thể kết nối được với máy tính qua USB để sử dụng được nhiều tính năng hơn
– Có thể chọn thang đo tự động, dải đo rộng với độ chính xác cao.
Có thể bạn quan tâm
- Quy trình hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng chi tiết nhất
- Pin đồng hồ vạn năng có mấy loại? Cách thay pin sao cho đúng?
Đồng hồ vạn năng LCR TES-2950 True RMS
TES-2950 là dòng đồng hồ vạn năng giá rẻ nhưng chất lượng lại cực kỳ tốt đến từ một thương hiệu lớn tại Đài Loan. Thiết bị cho phép đo điện trở, điện dung, dòng điện, tần số, kiểm tra diode, cuộn cảm, đo nhiệt độ với đầu dò nhiệt độ kiểu K và J tiện dụng. Sản phẩm được sản xuất với công nghệ châu Âu, cho độ chính xác cao được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các dòng đồng hồ vạn năng có khả năng kiểm tra cuộn cảm chính xác, được cung cấp tại TKTECH. Đây là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị đo điện chính hãng của nhiều thương hiệu lớn. Đảm bảo bạn sẽ được tư vấn tận tình để lựa chọn được một sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu.
Trên đây là hướng dẫn về các cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng chúng sẽ giúp bạn thực hiện việc kiểm tra cuộn cảm đúng kỹ thuật, cho kết quả chính xác để hỗ trợ công việc hiệu quả nhất.